Những nhà có tuyến vị của tọa – hướng nằm lệch từ 1 độ đến 7 độ 5 so với tuyến vị chính giữa (bất kể là lệch sang bên phải hoặc bên trái) đều được xem là Kiêm hướng. Nhưng như đã nói ở trên, những nhà có tuyến vị lệch từ 1 đến 3 độ vẫn được coi là thuộc “chính sơn, chính hướng”, vì khí vẫn còn thuần nhất, nên không có gì thay đổi. Còn những nhà có tuyến vị lệch từ 3 đến 6 độ thì do độ kiêm khá lớn, khí của sơn bên cạnh đã pha tạp với khí của chính tọa, chính hướng khá nhiều, cho nên khi lập tinh bàn mới phải dùng đến Thế Quái. Đây là trường hợp chỉ nên tạm dùng trong 1 thời vận nào đó, đến khi qua vận khác nếu thấy chính hướng đắc vượng khí thì cần xây dựng lại nhà cửa (hay phần mộ) theo đó, chứ không thể để nhà kiêm hướng nhiều trong 1 thời hạn lâu dài, sẽ có tai họa do vấn đề khí không thuần khiết mà ra, khiến cho người trong nhà phẩm chất hư hèn, lại dễ mắc những tai họa về hình ngục. Câu “Chính sơn, chính hướng, lưu chi thượng, quả, yểu, tao hình trượng” trong “Thiên ngọc Kinh” của Dương quân Tùng, có nghĩa là sơn – hướng không được kiêm nhiều (cho nên mới dùng chữ “Chính sơn, chính hướng”), lại cũng không được khác Nguyên long với thủy lưu, cổng, cửa, lối vào nhà, kẻo nếu không thì người nhà sẽ bị cô quả, yểu chiết, hay hình ngục tù, lao tù. Cho nên người học Huyền Không phải rất cẩn thận trong vấn đề kiêm hướng.
- Thí dụ 1: (trích trong “Trạch vận Tân án” trang 386 – 87, bài “CÙNG 1 CĂN NHÀ KẺ HỌA NGƯỜI PHÚC”)
Tại con hẻm gần trường đua ngựa Thượng Hải, có căn nhà lầu tọa NHÂM hướng BÍNH kiêm HỢI – TỴ 5 độ. Địa thế và trạch vận căn nhà như những hình dưới.
Hình 10: sơ đồ căn nhà tọa NHÂM hướng BÍNH kiêm TỴ - HỢI 5 độ
Hình 11: trạch vận nhà tọa NHÂM hướng BÍNH kiêm HỢI – TỴ 5 độ, vận 3 Vì hướng nhà kiêm nhiều, nên khi lập trạch vận phải dùng Thế quái Ông A vào ở nhà này từ năm 1911 (TÂN HỢI), thuộc vận 3 Thượng nguyên. Sau khi nhập trạch làm ăn phát đạt, thu hơn 10 vạn đồng (1 số tiền rất lớn vào thời đó). Vì sao Tứ Lục (số 4) là sinh khí tới hướng, sao Tam Bích (số 3) là vượng khí đến ngã ba cuối hẻm (hậu lộ). Từ đầu (ngã tư phía trước) tới cuối hẻm (ngã 3 phía sau) có 8 gặp 3 (tức 8 - 3) hóa hợp thành Mộc Tiên thiên, tỉ hòa với Hướng tinh (sinh khí 4 phía trước và vượng khí 3 phía sau đều thuộc hành Mộc). Đường đi bên tay trái (tức lối đi bên hông nhà) có sơn tinh 4 – 9 Kim Tiên thiên, sinh cho vận tinh 1 – 6 Thủy Tiên thiên. 1 – 6 Thủy sinh cho 3 – 8 Mộc, rồi 3 – 8 Mộc lại sinh cho 2 – 7 Hỏa (Vận tinh tại ngã tư phía trước và hướng), tưởng rằng sẽ bị hao trong, lợi ngoài (vì những cặp số Tiên thiên từ phía sau và bên hông phải sinh cho cặp số nơi ngoài ngõ, tức bị sinh xuất ra ngoài). Nhưng nhờ cửa sau đắc Tam ban xảo số 2 – 5 – 8, nên Hỏa tiên thiên phía trước phải sinh nhập trở lại (vì 2 – 5 – 8 đều thuộc Thổ). Thêm sinh khí Tứ Lục đến phía Nam sông Hoàng Phố (tức phía NAM căn nhà), vượng khí Tam bích đến cửa sông Ngô Tùng (tức phía ĐÔNG BẮC), khiến cho sinh – vượng khí đều gặp Thủy, nên phát như sấm sét.
Có ông B là phó giám đốc ngân hàng vốn đã có nhà, nhưng vì đang tu sửa nên đi tìm nhà thuê ở. Vừa hay ông A có nhà đang phát phúc này chuyển đi nơi khác, ông B liền thuê ngay và dọn vào ở năm 1929 (KỶ TỴ). Lúc đó đã bước sang vận 4 Trung nguyên. Trạch vận của căn nhà như hình dưới.
Hình 12: trạch vận nhà tọa NHÂM hướng BÍNH kiêm HỢI – TỴ 5 độ, vận 4
Tuy cùng 1 nhà, cùng nội – ngoại khí khẩu (tức cửa trong, cửa ngoài), nhưng trước thì hấp thu khí sinh – vượng, nay cửa trước, cửa sau đều bị khí suy tử của Nhị Hắc và Tam Bích. Tam Bích (số 3) đến LY (phía NAM), khiến Thủy của sông Hoàng Phố biến thành Thủy suy bại, thoái tài. Vượng khí Tứ Lục (số 4) tuy đến cửa sông Ngô Tùng, nhưng ngại 4 – 9 Kim Tiên thiên tại đường đi khắc. Lại thêm 4 – 9 Kim sinh 1 – 6 Thủy, Thủy này sinh 3 – 8 Mộc, để Mộc sinh 2 – 7 Hỏa (vận tinh) ở đường đi bên trái. Thêm trung cung có vận tinh Tứ Lục Mộc bị 2 sao Thất Xích Kim khắc. Nguyên người bạn ông B mở cửa hàng tơ lụa bên căn nhà phía ĐÔNG (nhà láng giềng trong hình), nhà này hấp thu tử khí Nhất Bạch (tại ngã tư). Năm CANH NGỌ (1930), niên tinh Tứ Lục Mộc đến KHÔN, thu hút nguyên khí của sao Nhất Bạch Thủy tại đây, khiến cho cửa hàng này bị thua lỗ nặng. Ông B cũng có 1 phần vốn trong đó, nên khi bạn bè gặp rủi thì mình cũng trắng tay. Lúc mới thuê nhà, ông B tưởng gặp được nhà tốt, làm ăn sẽ phát đạt, nên bỏ rất nhiều tiền để trang trí nội thất. Nhưng vào ở được ít lâu thì mắc bệnh nặng, vì năm 1929, niên tinh Ngũ Hoàng đến cổng tại phương Mùi của căn nhà. Từ đó về sau, ông thường xuyên bị bệnh quấy nhiễu (vì cửa sau nhà có sao Nhị Hắc chiếu tới). Đến cuối năm CANH NGỌ (1930), vì bất mãn nên ông từ chức phó giám đốc ngân hàng, đến nay (tức lúc người biên bài này nói tới, không rõ năm nào) vẫn chưa đi làm ở đâu, giữa lúc gia cảnh ngày càng sa sút. Trong lúc khó khăn, vào thượng tuần tháng 4 năm ĐINH MÙI (1931), con trai của ông mắc bệnh viêm màng não rồi chết.
- Thí dụ 2: (cũng trích trong “Trạch vận Tân án”, trang 415, bài “PHÁT PHÚC GẶP HỌA ĐỀU CÓ ĐỊNH SỐ”).
Cửa hiệu bán thuốc của ông Trương ở xã Lương Khê, QUÝ sơn, ĐINH hướng kiêm TÝ – NGỌ 5 độ, khai trương năm KỶ MÙI (1919 – tức vận 3). Nhà 2 gian, phương CẤN có sông lớn, phía sau bên trái nhà (tức ĐÔNG BẮC) có ngã 3 sông. Sang vận 4, việc buôn bán vô cùng phát đạt. Nhưng đến năm TÂN MÙI (1931), ông Trương đi mua thuốc phiện tại Thượng Hải trên đường về bị bắt. Sau đó ra tòa bị kết án 1 năm rưỡi tù. Trạch vận căn nhà như hình dưới.
Hình 13: trạch vận nhà tọa QUÝ hướng ĐINH kiêm TÝ – NGỌ 5 độ, vận 3
Hình 14: sơ đồ nhà tọa QUÝ hướng ĐINH kiêm TÝ – NGỌ 5 độ
* Chú thích: vì phương CẤN của căn nhà có Hướng tinh Tứ Lục, trong vận 4 là vượng khí, mà nơi đó có sông lớn nên việc làm ăn cực thịnh. Nhưng vì 2 cửa trước, sau đều bị suy, tử khí, hướng nhà lại kiêm nhiều, nên 1 khi gặp niên tinh xấu tới là có tai họa. Hướng nhà kiêm nhiều mà cửa bị khí suy tử nên con người thiếu trong sạch. Do đó mới hành nghề buôn thuốc phiện là việc làm phi pháp để bị bắt giam.
Qua 2 thí dụ này, ta thấy kiêm hướng chỉ có thể dùng khi có được sinh – vượng khí đến hướng hay khí khẩu mà thôi. Còn 1 khi đã mất điểm đó thì con người sẽ trở nên bần tiện hoặc gian xảo, dễ vướng vào vòng pháp luật. Cho nên trường hợp trước thì người bị mất chức, trường hợp sau thì người bị tù tội. Chưa kể những tai họa khác cả về tài lộc lẫn nhân đinh. Ngoài ra, trong trường hợp kiêm hướng cũng còn phải tùy theo âm – dương mà kiêm đúng pháp độ mới có thể tạo phúc, chứ không thể kiêm 1 cách tùy tiện. Nói tùy theo âm – dương tức là phải xem tọa – hướng của căn nhà nằm trong những sơn dương hay âm? Nếu chúng nằm trong những sơn dương thì khi kiêm hướng phải dùng những độ số dương như 1, 3, 5, 7. Nếu chúng nằm trong những sơn âm thì dùng những độ số âm như 2, 4, 6. Đó mới là kiêm đúng pháp độ. Còn kiêm không đúng pháp độ tức là tọa – hướng thuộc sơn dương mà dùng độ số âm, hay tọa – hướng thuộc sơn âm mà dùng độ số dương. Nếu kiêm đúng pháp độ thì trong trường hợp đắc vượng khí tới hướng sẽ có thể phát lớn. Trong trường hợp thất vận, hoặc gặp khí suy tử chiếu tới cũng không đến nỗi mắc tai họa nặng lắm. Nếu kiêm không đúng pháp độ dù đắc vượng khí tới hướng mà có đắc tài đắc lộc cũng có những tai họa bất ngờ. Gặp lúc thất vận thì hung họa càng khủng khiếp, không thể đo lường được.
- Thí dụ 1: trở lại thí dụ 1 ở trên, nhà tọa NHÂM hướng BÍNH kiêm HỢI – TỴ 5 độ. Tuy tọa - hướng thuộc sơn dương, lại kiêm độ số dương (5 độ) tức là kiêm đúng pháp độ. Nhưng vì tọa – hướng thuộc Địa nguyên mà lại kiêm Nhân nguyên, khiến cho nhà nhận nhiều tạp khí, nên khi thất vận thì tai họa liên tiếp xảy ra.
Thí dụ 2: cũng lấy thí dụ 2 ở trên, nhà tọa QUÝ hướng ĐINH kiêm TÝ – NGỌ 5 độ. Vì tọa – hướng là QUÝ – ĐINH, thuộc âm sơn của Nhân nguyên Long, cho nên có thể kiêm TÝ – NGỌ thuộc Thiên nguyên Long. Nhưng chỉ vì kiêm 5 độ là số dương, không đúng pháp độ, nên con người vẫn biến chất, đến khi cửa bị suy, tử khí thì liền mắc họa hình ngục. Một điều cần để ý là khi nhà hay mộ kiêm hướng thì chính tọa chính hướng của nó được gọi là “Chủ Sơn, Chủ Hướng”, còn tọa – hướng được kiêm gọi là “Chi Thần”. Vấn đề kiêm hướng lại được chia ra thành 6 trường hợp như dưới đây:
Tọa – hướng là Thiên nguyên long kiêm Nhân nguyên long.
Tọa – hướng là Thiên nguyên long kiêm Địa nguyên long.
Tọa – hướng là Nhân nguyên long kiêm Thiên nguyên long.
Tọa – hướng là Nhân nguyên long kiêm Địa nguyên long.
Tọa – hướng là Địa nguyên long kiêm Thiên nguyên long.
Tọa hướng là Địa nguyên long kiêm Nhân nguyên long.
Nói chung là trong cả 6 trường hợp kể trên thì cổng, cửa, lai, khứ thủy... đều phải cùng 1 Nguyên Long với “Chủ Sơn, Chủ Hướng”, chứ không thể cùng Nguyên Long với “Chi Thần” được. Tuy nhiên, với những nhà có tọa – hướng là Thiên nguyên long kiêm Nhân nguyên long thì có thể kiêm dùng thủy, cổng, cửa tại những khu vực thuộc Nhân nguyên long như đã nói ở phần trên. Hoặc trong trường hợp hình thành cuộc “Nhất nguyên Tam cát” thì càng tốt hơn.
Thí dụ: nhà hướng 186 độ, tọa TÝ hướng NGỌ kiêm QUÝ – ĐINH 6 độ ở trên, nhưng nhập trạch trong vận 8, trạch vận như hình dưới.
Hình 15: trạch vận nhà tọa TÝ hướng NGỌ kiêm QUÝ – ĐINH 6 độ, vận 8 Vì TÝ – NGỌ kiêm QUÝ – ĐINH là Thiên nguyên (Phụ mẫu) kiêm Nhân nguyên (Thuận tử), còn vận 8 là thuộc HẠ NGUYÊN, bao gồm 3 phương ĐOÀI, CẤN, LY. Cho nên, nếu có thể thu được thủy từ các cung phụ mẫu của 3 phương đó (tức DẬU, CẤN, NGỌ) cho hợp với Chính tọa – Chính hướng thì càng tốt. Còn nếu không cũng có thể thu thủy của Nhân nguyên (Thuận tử) tại 3 phương đó (tức TÂN, DẦN, ĐINH) để phát tài lộc. Lý do vì DẬU, CẤN, TỐN vừa cùng thuộc Thiên nguyên long, lại cùng thuộc HẠ NGUYÊN, nên chúng là “Huynh – đệ 1 nhà”. Còn TÂN, DẦN, ĐINH đều là Thuận tử của chúng, nên có thể xử dụng thành cách “Cốt nhục đoàn tụ”, và cũng là cuộc “Nhất nguyên tam cát”. Điều cần để ý là nếu tọa - hướng nhà là Thiên nguyên long kiêm Nhân nguyên long thì chỉ có thể dùng được Nhân nguyên long, chứ không thể kiêm dùng thủy tại những khu vực của Địa nguyên long, cho dù cùng 1 nguyên vận. Nếu tọa - hướng nhà là Thiên nguyên long kiêm Địa nguyên long thì chỉ trong trường hợp hình thành cuộc “Nhất nguyên tam cát” mới có thể dùng thủy, cổng, cửa, ngõ vào nhà tại những khu vực thuộc hướng kiêm (tức Chi thần) mà cũng có thể phát phúc – lộc được. Còn trường hợp tọa – hướng nhà là Nhân nguyên long kiêm Thiên nguyên hay Địa nguyên long; hay tọa – hướng nhà là Địa nguyên long kiêm Thiên nguyên hay Nhân nguyên long thì thủy, cổng, cửa, ngõ vào nhà chỉ có thể cùng Nguyên long với Chính tọa – Chính hướng mà thôi, chứ tuyệt đối không thể cùng Nguyên long với Chi thần được.
Chia sẻ bài viết:
LÊ CÔNG
0919.168.366
NĂM 2025 NÓI VỀ NGƯỜI TUỔI TỴ, TÍNH CÁCH VÀ TÀI NĂNG CỦA HỌ.
Nhị hợp, tam hợp và xung chiếu có Tác dụng gì ?
CÁC ĐIỀU SAI LẦM DỄ MẮC PHẢI KHI CHƯA BIẾT HUYỀN KHÔNG PHI TIΝΗ
THẾ NÀO LÀ TUẾ PHÁ & NGŨ HOÀNG ĐẠI SÁT
BÍ QUYẾT SONG SƠN NGŨ HÀNH VÀ THẬP NHỊ THẦN ĐẠI PHÁP (TIÊU SA NẠP THỦY THEO THỦY PHÁP TRƯỜNG SINH)
Ý nghĩa của việc thờ bàn thờ Ông Địa
“BẢN GỐC” CỦA THƯỚC LỖ-BAN DÀNH CHO CÁC BẠN THẬT SỰ HAM MÊ PHONG THỦY !!!
LÊ LƯƠNG CÔNG
Trụ sở: Số 12, Trực Cát , Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng
Tel: 0919.168.366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com
Copyright © 2019 https://leluongcong.com/