Việc học từng quẻ bắt đầu:
a) Tượng Quẻ và Tự Quái do Phục Hy làm.
b) Kế theo là Soán Từ của Văn Vương. Soán, nghĩa là đoán.
c) Tiếp theo là Soán Truyện và Tượng Truyện của Khổng Tử. Soán Truyện là giải thích nghĩa của Soán Từ. Tượng Truyện là giải thích nghĩa của Tượng Quẻ, trong Tượng Truyện có Đại Tượng Truyện và Tiểu Tượng Truyện. Đại Tượng Truyện giải thích tượng của cả quẻ. Tiểu Tượng Truyện giải thích nghĩa của các Hào trong Quẻ.
Tự Quái.
Tự quái, Lý nhi Thái, nhiên hậu an, cổ thụ chi dĩ Thái, Thái giả thông dã.
Thái, nghĩa là an thích, cũng nghĩa là thông thuận.
Khôn âm ở trên, khí âm thượng đẳng mà giao tiếp với khí dương, Càn dương ở dưới, là khí dương hạ giáng mà giao tiếp với âm. Nhị khí giao hoà vạn vật sinh trưởng mà được thông thái.
Nếu như thiên địa ở đây là hữu hình, mà địa trên thiên dưới, là thiên địa đảo điên, “huyền hoàng dịch vị” thì còn thành ra thế giơi gì nữa, xin chớ nhầm. Trái lại thiên thượng địa hạ lại rơi vào quẻ Bỉ.
Soán từ.
Thái, tiểu vãng, đại lai, cát hanh.
Tiểu là âm, đại là dương, vãng là ra phía ngoài, lai là đi vào trong. Theo về tượng, có hai nghĩa, trời đất giao với nhau, âm dương hoà sướng, vạn vật sinh sôi là thuộc về Thiên đạo; lại một nghĩa: Đại là quân thượng; Tiểu là thần hạ, là thần hạ hết mình vì thần thượng; quân thượng giáng hạ, gần gụi với thần hạ - cũng là tiểu vãng, đại lai mà thành được Thái ở việc nước, việc nhân sự. Nói rộng ra quân tử đắc thế; tiểu nhân thất thế lánh ra ngoài. Đó cũng là tiểu vãng, đại lai mà thành được Thái trong thiên hạ.
Đọc Dịch, nên nghiên cứu âm dương tiêu trưởng trong Dịch. Trong vũ trụ, tuần hoàn biến hoá, chẳng biết bao nhiêu việc phúc hoạ, lành dữ, thịnh suy, trị loạn, suy cho cùng cũng chỉ âm dương đắp đổi mà thôi, là kết quả vì âm tiêu trưởng tranh nhau mà sinh ra.
Lẽ trong Dịch, dương là minh, âm là ám, dương là thực, âm là hư, dương là phú, âm là bần, dương là quý, âm là tiện, dương là đại, âm là tiểu, nhưng theo về chỉ ý của Dịch, âm dương vẫn đắp đổi cho nhau mà tác dụng, chẳng bao giờ cô dương mà sinh, độc âm mà thành. Về nhân sự, chẳng bao giờ quân tử, tiểu nhân thiếu một phía mà thành, vấn đề là tiêu trưởng về phía nào? Dương trưởng âm tiêu mới Thái được. Trái lại, âm trưởng, dương tiêu thì thiên đạo Bỉ, nhân sự Bỉ.
Nguyên là Thuần âm (Quẻ Khôn), âm thịnh chi cực, cực rồi tiêu, nhân đó một nét dương thay vào dưới cùng thành quẻ Phục (quay trở lại). Khi dương ra hai nét, thành quẻ Lâm (lớn, trưởng thành), âm tiêu, dương trưởng ba nét thành quẻ Thái (trời đất giao hoà). Khi dương trưởng bốn nét thành Đại Tráng (lên rất lớn). Khi âm chỉ còn một nét thành quẻ Quải (gia đoạn quyết liệt). Chốc thời Khôn mất cả sáu nét, thành Càn (cương kiện), dương chi cực. Trưởng cực tức phải tiêu, một âm bắt đầu thay vạch dưới cùng, thành quẻ Cấu (dung nạp). Âm sinh dần, dương tiêu dần thành quẻ Độn (Độn là lui - dương lui dần). Đến quẻ Bỉ thì âm trưởng và thắng thế, dương tiêu. Đến quẻ Quán, quẻ Bác lại trở về Thuần Khôn, lại âm thịnh chi cự.
Nhất tiêu nhất trưởng, nhất trưởng nhất tiêu, thử trưởng tắc bỉ tiêu, thử tiêu tắc bỉ trưởng, đó là diệu dụng của tạo hoá và cũng là tính lý của Dịch học.
Soán truyện.
Soán viết, thái, tiểu vãng, đại lai, cát hanh, tắc thị thiên địa giao, nhi vạn vật thông dã, thượng hạ giao nhi kỳ đồng dã. Nội dương nhi ngoại âm, nội kện nhi ngoại thuận, nội quân tử nhi ngoại tiểu nhân, quân tử đạo trưởng, tiểu nhân đạo tiêu dã.
Phần này ở soán từ đã giải thích khá rõ, đây chỉ phụ thêm.
Trong dịch, bất kì một quẻ nào cũng có thể hàm nhiều nghĩa tuỳ theo việc đang tính. Có thể đó là “thiên đạo”, có thể đấy là “vận hội” đất nước hay thế giới, có thể đó là nhân sự trong một nước, trong cơ quan hay gia đình, có thể đơ là sức khoẻ của một con người, thậm chí có thể chỉ là các món ẩm thực trong một bữa.
Dương, Âm thuộc về khí; Kiện, Thuận thuộc về đức tính; Quân tử, Tiểu nhân thuộc về loài người.
Trong xã hội, vẫn mong rặt quân tử, nhưng không thể. Có quân tử, ắt có tiểu nhân. Duy chỉ là quân tử ở vị tăng trưởng thì Thái, ngược lại thời Bỉ.
Đại tượng truyện.
Tượng viết, thiên địa giao Thái, hậu dĩ tài thành thiên địa chỉ đạo, phụ tướng thiên địa chi nghi, dĩ tả hữu dân.
Tài, nghĩa là đẽo gọt, cắt xén, chỉnh sửa.
Thành, nghĩa là tròn khéo.
Phụ tướng, nghĩa là giúp đỡ.
Nghi, nghĩa là phương pháp.
Tả hữu, nghĩa là bênh vục, đề huề.
Nghĩa của Đại Tượng Truyện là:
Mẫu nghi thiên hạ (hậu), chính là người có quyền thay gánh của đất trời, nên phải thế lòng trời đất mà sinh thành vạn vật, mà lo bổ cứu cho những khuyết hám của trời đất, tỷ như: thì trời có nóng lạnh, hình đất có cao thấp, tựu trung có thái quá, có bất cập, thời nhân đó mà sửa sang cắt xén, khiến cho đâu đó cũng vuông tròn. Đạo là nguyên lý tự nhiên, Nghi là lý đương nhiên, thánh nhân dựa đó mà đưa ra thực hành cho nhân sinh đầy đủ, chính là tả hữu dân.
Hào từ và Tiểu Tượng truyện.
Đại tượng truyện chính là bối cảnh chung, còn hào từ, Tiểu Tượng truyện chính là mình hoặc việc mình cần “soi”. Tiểu tượng truyện giúp phân tính, định dạng và ứng xử trong hoàn cảnh cụ thể đó, sao cho tối ưu. Đấy chính đạo của người quân tử.
1. Sơ Cửu, bạt mao như, dĩ kỳ vị, chính cát.
(Xin nhắc lại bạn đọc lưu ý: Hào từ dưới lên lần lượt gọi là sơ, nhị, tam, tứ, ngũ, thượng. Hào dương gọi là cửu, hào âm gọi là lục. Ví dụ Sơ Cửu là hào đầu dương, Lục Nhị là hào hai âm...)
Bạt là tút (nhổ); Mao, là bụi cỏ tranh; Như, là chùm rễ, Vị, là loài; Chính, là tiến lên. Hào sơ, là người có tài cương minh, nhưng vị thế thấp. Vì ở thời Thái, ba hào dương ở nội quái, là một bầy quân tử dắt nhau mà lên, tuy ở vị thấp nhưng cặp với hai vị trên cùng thời thì tịnh tiến, như nhổ cỏ tranh, nhổ một cây mà cả cụm lên hết.
Chí tại ngoại dã, là muốn ra gánh vác việc thiên hạ (Ngoại, hàm ý thiên hạ), xưa nay thánh nhân, quân tử gặp thời dắt nhau mà lên, há vị thân sơ, hoài bão các vị, nhỏ thì việc nước, lớn thì việc thế giới.
2. Cửu Nhị, bao hoang, dụng bằng hà, bất hà duy, bằng vương, đắc thượng vu trung hàng.
Bao, nghĩa là bọc; hoang nghĩa là uế tạp, cùng nghĩa phiền rối; bằng hà nghĩa là lội qua sông; hà nghĩa là xa, cùng nghĩa là sơ viện; bằng nghĩa là phe phái về mình; vương, nghĩa là quên hẳn; thượng, nghĩa là phối hợp, cùng nghĩa vừa đúng; trung, nghĩa là đắc trung; hàng, nghĩa là đường đi, ở đây dùng là đạo. Hào này dương cương, đắc trung, vẫn là bậc quân tử; gặp thì Thái, trên có vị Nguyên thủ là Lục Ngũ, nhu thuận đắc trung, dưới ứng với Nhị, thượng hạ đồng đức mà suy thành tương tín với nhau, Lục Ngũ, nhu thuận, tài vẫn thua Nhị, hết lòng tín nhiệm Nhị, Nhị mới là tay chủ động ở thì Thái. Gặp hoàn cảnh đó lại có hai dương cạnh đồng chí với mình, dắt nhau ra lo việc kinh bang tế thế, trách nhiệm quá lớn, tất mưu lược phải quá giỏi, đạo đức phải quá cao, nên công việc có tác dụng. Phải có bốn đức gắn liền với đạo trung: - độ lượng,- khí phách,- mưu lược,- công đức, công tâm.
a) bao hoang: Vì thời mới bước vào Thái, mầm mới tuy lên, nhưng rác cũ còn nhiều, phải bao dung chính đại, từng bước khắc phục uế tạp, cải hoá thu nhận thung dung, là đủ tài dụng nhân.
b) dụng bằng hà: Ý nói phải quyết đoán, kẻ cả mạo hiểm, như vượt sông.
c) bất hà duy: Không để những sơ sẩy nhỏ ảnh hưởng tới đại cuộc.
d) bằng vương: Tựa như khách quan, thưởng phạt nghiêm minh, chí công vô tư trong sử dụng hiền tài.
e) đắc thượng vu trung hàng: Thượng sách là dùng chính đạo trong chính sự.
3. Cửu Tam, vô bình bất bí, vô vãng bất phục, gian trinh vô cựu, vật tuất, kỳ phu, vu thực hữu phúc.
Cửu Tam, chính là trùng cương bất trung, như quẻ khác thì không tốt, nhưng vào thời Thái, lại trên hai hào dương đồng chí, nên Cửu Tam là quân tử đàn anh, chẳng lo tội lỗi (vô cựu). Nhưng vào cảnh ngộ cuối Nội Quái, mà bước lên Ngoại Quái, Thái vận đã quá nửa rồi, thịnh sắp cực e có khi suy, tấn đã cao mà e có khi vấp, vậy nên để tâm vào cảnh gian nan, dấn thân vào việc trinh chính, không lỗi, không có gì phải ưu phiền (vật tuất), chẳng những thế mà lại được hạnh phúc nữa (kỳ phu, vu thực hữu phúc). Thánh nhân còn dạy rằng, muốn khiến cho bất bí phải tính trước khi còn bình (vô bình bất bí); muốn khiến cho bất phục thì phải ngăn trước khi còn xa (vô vãng bất phục). Nói tóm lại là “diệt mầm hoạ khi còn thai nghén” không để “nước đến chân mới nhảy”.
4. Lục Tứ, phiên phiên; bất phú, dĩ kỳ lân, bất giới dĩ, phu.
Hào này, dưới hết Thượng quái, đã quá nửa thời Thái, đã âm nhu, lại vị âm, là có tính chất âm hiểm, lại có hai âm đồng đảng ở trên. Bọn họ vì ở Thái, nên nhượng bộ quân tử mà ra ở ngoài, nhưng bản chất tiểu nhân không bao giờ chị an phận, vì nghe đã quá nửa thời Thái, đang rủ rập nhau vào trong để lấn át phường quân tử, phiên phên là kết bầy bay mau. Bọn họ vẫn tài hèn sức mọn, kết nhau thành xóm, liên tà hại chính, chẳng hè ước hẹn đã tin nhau rồi.
5. Lục Ngũ, Đế ất, quy muội, dĩ chỉ, nguyên cát.
Hào này là âm nhu, vị Ngũ là vị chí tôn, âm nhu đắc trung, vào thời Thái, dưới có bậc hiền thần cương minh Cửu Nhị, chính ứng với Ngũ. Hào Ngũ lấy nhu đắc trung mà hạ ứng với Nhị cương đắc trung, quên mất vị tôn quý của mình như bà công chúa, em gái vua Đế Ất hạ ứng với bình dân, tất kết quả rất tốt, đầy phúc lộc (Đế Ất là vua đời nhà Thương, Quy là gả, muội là em gái, chỉ là phúc)
6. Thượng Lục, thành phục vu hoàng, vật dụng sư, tự ấp cáo mệnh, trinh, lẫn.
Thượng Lục là Thái đã đến tận cùng, tất Bỉ tới, huống gì Thượng Lục là âm nhu, làm đầu bầy tiểu nhân, chính là “bán rẻ” giang san Thái, đau đớn vận đời “thành phục vu hoàng”, thành tựa ý như Thái, hoàng tựa ý như Bỉ.
Cuộc đời đã quay lại bỉ, tất nhiên quần chúng (Sư nghĩa là quần chúng, cũng nghĩa là quân) phản, thân ly, thượng hạ hoán tán, còn gì dùng được việc quân nữa (vật dụng sư). Lúc bấy giờ nếu có phát lệnh cũng may chỉ tập hợp được chòm xóm mà thôi. Vận trời đã hết, khó kéo níu, dù vẫn chính, kết quả thất bại, lúc bấy giờ mới toan vãn hối, cũng chẳng khỏi tủi hổ, dẫu có cáo mệnh cũng chỉ loạn mà thôi. Loạn rồi, hối cũng chẳng được.
Lời cuối quẻ:
Nếu theo từ đầu, quẻ Càn, Khôn, đến đây là quẻ thứ 11.
Từ Càn, Khôn, trời đất sinh ra, trải qua trung gian, nào Truân mà kinh luân, nào Mông mà giáo dục, nào Nhu mà sinh tụ, nào Tụng, nào Sư mà sắp đặt việc hình, việc binh, nào Súc, nào Lý mà chỉnh đốn việc kinh tế, việc lễ chế, tốn bao tâm huyết, mất bao công phu, thời gian. Chỉ riêng việc thoát hiểm (Khảm, nghĩa là hiểm) cũng đã 6 lần (1 - Truân: Khảm thượng; 2 - Mông: Khảm hạ; 3 – Nhu: Khảm thượng; 4 – Tụng: Khảm hạ; 5 – Sư: Khảm hạ; 6 – Tỷ: Khảm thượng).
Tất thảy đó mới đến được Thái, vậy mà tức khắc sang Bỉ, chỉ trong giây lát. Ghê gớm thật! Than ôi! Thành sao khó thế, bại sao dễ thế? Phúc sao khó thế, hoạ sao dễ ghê! Những người có trách nhiệm với quốc gia xã hội, há chẳng lưu tâm đến điều này sao?
.............................................
Chia sẻ bài viết:
LÊ CÔNG
0919.168.366
Một số cách an sao vòng Trường Sinh trong tử vi
TÍNH CÁCH, MẪU NGƯỜI, TRONG LÁ SỐ TỬ VI
7 nguyên tắc cơ bản sau cần phải xem kỹ trước khi bình giải một lá số Tử Vi
THẾ NÀO LÀ TUẾ PHÁ & NGŨ HOÀNG ĐẠI SÁT
BÍ QUYẾT SONG SƠN NGŨ HÀNH VÀ THẬP NHỊ THẦN ĐẠI PHÁP (TIÊU SA NẠP THỦY THEO THỦY PHÁP TRƯỜNG SINH)
Ý nghĩa của việc thờ bàn thờ Ông Địa
“BẢN GỐC” CỦA THƯỚC LỖ-BAN DÀNH CHO CÁC BẠN THẬT SỰ HAM MÊ PHONG THỦY !!!
LÊ LƯƠNG CÔNG
Trụ sở: Số 12, Trực Cát , Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng
Tel: 0919.168.366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com
Copyright © 2019 https://leluongcong.com/