Ông sơ, bà sơ: Cao tổ phụ, cao tổ mẫu.
Chít: Huyền tôn.
Ông cố, bà cố: Tằng tỉ phụ, tằng tỉ mẫu.
Chắt: Tằng tôn.
Ông nội, bà nội: Nội tổ phụ, nội tổ mẫu.
Cháu nội: Nội tôn.
Ông nội, bà nội chết rồi thì xưng: Nội tổ khảo, nội tổ tỷ.
Cháu xưng là: Nội tôn.
Cháu nối dòng xưng là: Đích tôn: (cháu nội).
Ông ngoại, bà ngoại: Ngoại tổ phụ, ngoại tổ mẫu: (cũng gọi là ngoại công, ngoại bà).
Ông ngoại, bà ngoại chết rồi thì xưng: Ngoại tổ khảo, ngoại tổ tỷ.
Cháu ngoại: Ngoại tôn.
Ông nội vợ, bà nội vợ: Nhạc tổ phụ, nhạc tổ mẫu.
Ông nội vợ, bà nội vợ chết rồi thì xưng: Nhạc tổ khảo, nhạc tổ tỷ.
Cháu nội rể: Tôn nữ tế.
Cha mẹ chết rồi thì xưng: Hiển khảo, hiển tỷ.
Cha chết rồi thì con tự xưng là: Cô tử (con trai), cô nữ (con gái).
Mẹ chết rồi thì con tự xưng là: Ai tử (con trai), ai nữ (con gái).
Cha mẹ đều chết hết thì con tự xưng là: Cô ai tử, cô ai nữ.
Cha ruột: Thân phụ.
Cha ghẻ: Kế phụ.
Cha nuôi: Dưỡng phụ.
Cha đỡ đầu: Nghĩa phụ.
Con trai lớn: Trưởng tử, trưởng nam.
Con gái lớn: Trưởng nữ.
Con kế: Thứ nam, thứ nữ.
Con út: Trai: Quý nam, vãn nam. Gái: Quý nữ, vãn nữ.
Mẹ ruột: Sinh mẫu, từ mẫu.
Mẹ ghẻ: Kế mẫu: Con của bà vợ nhỏ gọi vợ lớn của cha là Đích mẫu.
Mẹ nuôi: Dưỡng mẫu.
Mẹ có chồng khác: Giá mẫu.
Má nhỏ, tức vợ bé của cha: Thứ mẫu.
Mẹ bị cha từ bỏ: Xuất mẫu.
Bà vú: Nhũ mẫu.
Chú, bác vợ: Thúc nhạc, bá nhạc.
Cháu rể: Điệt nữ tế.
Chú, bác ruột: Thúc phụ, bá phụ.
Vợ của chú : Thiếm, Thẩm.
Cháu của chú và bác, tự xưng là nội điệt.
Cha chồng: Chương phụ.
Dâu lớn: Trưởng tức.
Dâu thứ: Thứ tức.
Dâu út: Quý tức.
Cha vợ (sống): Nhạc phụ, (chết): Ngoại khảo.
Mẹ vợ (sống): Nhạc mẫu, (chết): Ngoại tỷ.
Rể: Tế.
Chị, em gái của cha, ta gọi bằng cô: Thân cô.
Ta tự xưng là: Nội điệt.
Chồng của cô: Dượng: Cô trượng, tôn trượng.
Chồng của dì: Dượng: Di trượng, biểu trượng.
Cậu, mợ: Cựu phụ, cựu mẫu. Mợ còn gọi là: Câm.
Còn ta tự xưng là: Sanh tôn.
Cậu vợ: Cựu nhạc.
Cháu rể: Sanh tế.
Vợ: Chuyết kinh, vợ chết rồi: Tẩn.
Ta tự xưng: Lương phu, Kiểu châm.
Vợ bé: Thứ thê, trắc thất.
Vợ lớn: Chánh thất.
Vợ sau (vợ chết rồi cưới vợ khác): Kế thất.
Anh ruột: Bào huynh.
Em trai: Bào đệ, cũng gọi: Xá đệ.
Em gái: Bào muội, cũng gọi: Xá muội
Chị ruột: Bào tỷ.
Anh rể: Tỷ trượng.
Em rể: Muội trượng.
Anh rể: Tỷ phu.
Em rể: Muội trượng, còn gọi: Khâm đệ.
Chị dâu: Tợ phụ, Tẩu, hoặc tẩu tử.
Em dâu: Đệ phụ, Đệ tức.
Chị chồng: Đại cô.
Em chồng: Tiểu cô.
Anh chồng: Phu huynh: Đại bá.
Em chồng: Phu đệ, Tiểu thúc.
Chị vợ: Đại di.
Em vợ (gái): Tiểu di tử, Thê muội.
Anh vợ: Thê huynh: Đại cựu: Ngoại huynh.
Em vợ (trai): Thê đệ, Tiểu cựu tử.
Con gái đã có chồng: Giá nữ.
Con gái chưa có chồng: Sương nữ.
Cha ghẻ, con tự xưng: Chấp tử.
Tớ trai: Nghĩa bộc.
Tớ gái: Nghĩa nô.
Cha chết trước, sau ông nội chết, tôn con của trưởng tử đứng để tang, gọi là: Đích tôn thừa trọng.
Cha, mẹ chết chưa chôn: Cố phụ, cố mẫu.
Cha, mẹ chết đã chôn: Hiền khảo, hiển tỷ.
Mới chết: Tử.
Đã chôn: Vong.
Anh em chú bác ruột với cha mình: Đường bá, đường thúc, đường cô, mình tự xưng là: Đường tôn.
Anh em bạn với cha mình: Niên bá, quý thúc, lịnh cô. Mình là cháu, tự xưng là: Thiểm điệt, lịnh điệt.
Chú, bác của cha mình, mình kêu: Tổ bá, tổ túc, tổ cô.
Mình là cháu thì tự xưng là: Vân tôn
st
Chia sẻ bài viết:
LÊ CÔNG
0919.168.366
Một số cách an sao vòng Trường Sinh trong tử vi
TÍNH CÁCH, MẪU NGƯỜI, TRONG LÁ SỐ TỬ VI
7 nguyên tắc cơ bản sau cần phải xem kỹ trước khi bình giải một lá số Tử Vi
THẾ NÀO LÀ TUẾ PHÁ & NGŨ HOÀNG ĐẠI SÁT
BÍ QUYẾT SONG SƠN NGŨ HÀNH VÀ THẬP NHỊ THẦN ĐẠI PHÁP (TIÊU SA NẠP THỦY THEO THỦY PHÁP TRƯỜNG SINH)
Ý nghĩa của việc thờ bàn thờ Ông Địa
“BẢN GỐC” CỦA THƯỚC LỖ-BAN DÀNH CHO CÁC BẠN THẬT SỰ HAM MÊ PHONG THỦY !!!
LÊ LƯƠNG CÔNG
Trụ sở: Số 12, Trực Cát , Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng
Tel: 0919.168.366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com
Copyright © 2019 https://leluongcong.com/