*Theo phong tục truyền thông cổ đại của nhân gian .tin rằng mỗi năm đều có một vị thần minh coi sóc về mọi sự việc của trần gian. Vị thần cai trị một năm đó gọi là Thái Tuế. Có tát cả là 60 vị Thái Tuế tương ứng với 60 năm của một “hoa giáp” (chu kỳ 60 năm của âm lịch).
Thần Thái Tuế đại đa số là võ tướng xuất thân, nên trong Đạo giáo thần tiên gọi tất cả là “Đại Tướng Quân”. Nhưng mỗi vị Thái Tuế có một phong cách khác nhau, nên việc chấp pháp cũng khác nhau. Từ đó nảy sinh vận trình của mỗi năm sẽ khác nhau.Ví dụ như, Thái Tuế cầm bút thì năm đó có những biến động về chính trị; nếu là Thái Tuế cầm kiếm thì năm đó có nhiều loạn lạc , diễn biến về vũ lực.
Thái Tuế là tên gọi của thần theo Đạo giáo thần tiên , tương truyền là những hung thần của thiên giới. Tín ngưỡng nầy có xuất xứ từ sự sùng bái các sao của người đời xưa. Năm âm lịch thành hình do sự phối hợp giữa 10 can và 12 chi, bắt đầu từ “Giáp Tí” đến cuối 60 năm là “Quý Hợi”(một chu kỳ). Như vậy sẽ có 60 vị Thái Tuế, còn gọi là “Lục thập nguyên thần” hay “Lục thập đại tướng quân”.
*Năm 1190 là năm Canh Tuất, bà Hoàng Thái Hậu Thụy Thánh , mẹ của Kim Chương Tông bị bệnh lâu ngày không khỏi, nên tổ chức “cầu đảo” trị bệnh cho mẹ. Vua cho xây dựng “Đinh Mão Thụy Thánh Điện” (bà mẹ tuổi Đinh Mão) ở Đạo quán . Mục đích là cúng bái vị Thái Tuế năm Đinh Mão gọi là “Lễ Thuận Tinh”, nên Hoàng Thái Hậu được lành bệnh. Vì thế, sau đó cúng bái luôn 60 vị Thái Tuế, cầu cho những năm kế tiếp cũng được tốt lành . Mỗi năm vào ngày mùng tám tháng giêng, đều có tổ chức “ Thuận Tinh Tiết ” (lễ Tết cúng sao). Từ đó, trong dân gian lưu hành rộng rãi việc “cúng sao” mỗi năm.
*Về sau , đời Vĩnh Lạc nhà Minh cho xây dựng Điện Thụy Thánh Bạch Vân Quán ở Đạo quán . Đến đầu đời Thanh, vị Đại Tôn Sư thứ bảy của phái Toàn Chân Long Môn cải danh hiệu lại là “Nguyên Thần Điện”.
*Thái Tuế còn gọi là Thái Tuế Tinh Quân. Về khoa thiên văn, sao Thái Tuế chính là Mộc Tinh trên bầu trời. Chu kỳ của sao Mộc quay quanh Mặt Trời là mười hai năm. Cho nên người xưa gọi sao Mộc là Tuế Tinh hay Thái Tuế, sau phát triển thành Thái Tuế Tinh Quân hay Tuế Quân. Như vậy, tín ngưỡng thờ phụng Thái Tuế có nguồn gốc liên hệ đến các sao trên bầu trời.
*Từ đời Tần, Hán , Thái Tuế được xem là một “hung thần” mà mọi người kính sợ. Có câu :- “Để Thái Tuế hung, phụ Thái Tuế diệc hung” (mạo phạm đến Thái thì bị điều hung, mà nương tựa vào Thái Tuế cũng không hay). Do đó, dân gian tin rằng phương hướng của Thái Tuế là hung phương, cho nên không hướng về phương Thái Tuế, chỉ có thể quay lưng lại là tốt. Không nên động thổ vào phương hướng Thái Tuế của năm đó, nếu phạm sẽ gặp rất nhiều điều không hay. Từ sau đời Nguyên, Minh thì Thái Tuế được cho ghi vào danh sách thờ cúng của triều đình và dân gian để mong cầu “nước yên dân ổn”.
*Câu nói phổ biến : “Thái Tuế đương đầu tọa, vô hỉ khủng hữu họa” (Gặp Thái Tuế chận đầu, nếu không có hỉ sự, tất phải gặp họa). Người mà vận niên phạm Thái Tuế, thì trăm việc không thuận, sự nghiệp bị khó khăn, thân thể đau ốm hoặc bị tai nạn. Muốn cho “tâm an thuận lý” thì người ta đến các Miếu Thờ Thái Tuế để cúng bái, mong nhờ phước lực của Ngài hóa giải điều xấu. Nếu thờ cúng Thái Tuế tại nhà, thì cầu mong được bình an thuận sự, công thương).
*Đến đời Sau , Lưu Tú khởi nghĩa thành công, phong cho các chiến tướng công thần làm “Nhị thập bát tú Thái Tuế”.
*Về sau, có ngài Lục Tục của Đạo Gia xưng tặng những người có đức độ là “Thái Tuế”, được cả thảy là 60 vị.
*Động tác “Bái Thái Tuế” (an vị Thái Tuế) Lục thập thái tuế quản nguyên thần con người dưới nhân gian.
Thái tuế hóa giải nạn kiếp hàng năm bảo hộ nguyên thần cho con người.
CÚNG THÁI TUẾ GIẢI HẠN HÀNG NĂM
1/- Người bị phạm Xung Thái Tuế :( tuổi xung với năm) Có tính đối kháng, tấn công , đánh nhau, còn gọi là “phản ngâm” (theo phong thủy).
Đặc điểm của nó là : – trắc trở khó khăn triền miên, bôn ba vất vả đối phó, làm việc gì cũng không thuận lợi. Gặp trường hợp nầy phải hết sức cẩn thận và hạn chế phạm vi hoạt động, đừng mở mang thêm cái mới.
2/- Người bị phạm Trị Thái Tuế :Phong thủy gọi là “phục ngâm”, sức phá hoại kém hơn trên một chút. Gọi là “Trị Thái Tuế” khi tuổi mình trùng với địa chi của năm đó.
Tính chất: – phiền não kéo dài, ít có thuận lợi suông sẻ. Họa phúc mỗi thứ phân nửa, lúc được lúc mất. Phải hết sức tỉnh táo, sáng suốt tìm cách vượt qua khó khăn mới được.
3/- Người bị phạm Hình Thái Tuế : – (tuổi nằm trong tứ xung) có ý nói về hình luật hoặc thương tật. Tuổi và năm rơi vào trường hợp “lục hình” với nhau (xem bảng lục hình).
Năm thái tuế: – thị phị khẩu thiệt, tai bay vạ gió, việc đến ngoài ý muốn. Kỵ việc bảo lãnh cho người, lưu ý các hợp đồng ký kết… dễ động đến cửa quan.
Thái Tuế thường cúng ở điện Đẩu Mẫu Nguyên Quân và sáu mươi nguyên thần. Cai quản bản mệnh sáu mươi năm của con người thì công đức, vô tại vô hạn hóa rủi thành may tài lộc hưng vượng.
Chọn ngày lành giờ tốt mà thờ.lễ thái tuế nguyên thần:
Ngày 12 tháng giêng – la thiên tuế
Ngày 3 tháng 3 ngô thiên tuế
Ngày 8 tháng 3 triệu thiên tuế
Ngày 1 tháng 5 Phong thiên tuế
Ngày 5 tháng 5 Hầu Thiên tuế
Ngày 6 tháng 5 Tiết thiên tuế
Ngày 7 tháng 5 Cảnh thiên tuế
Ngày 12 tháng 5 Lư thiên tuế
Ngày 19 tháng 7 Trị niên thiên tuế
Ngày 3 tháng 8 Từ thiên tuế
Ngày 12 tháng 8 Hà thiên tuế
Ngày 9 tháng 9 Đẩu mẫu nguyên quân trị niên thái tuế
Ngày 1 tháng 12 Đàm thiên tuế
Ngoài việc “Bái Thái Tuế”, còn phải đeo một miếng cổ ngọc hoặc dán phù Thái Tuế để hóa giải xấu ác.
Thái Tuế ngoài việc thể hiện vận trình chung của lưu niên năm đó, còn ảnh hưởng đến mệnh vận của con người . Nếu sinh tiêu (tuổi) của người nào không hợp với lưu niên Thái Tuế, gọi là “phạm Thái Tuế”, thì vận trình năm của người đó không tốt, phải dùng phương pháp “Nhiếp Thái Tuế” để hóa giải.
*Trong nội điện của Điện Nguyên Thần ở Bạch Vân Quán Đạo quán , không những thờ 60 vị Thái Tuế mà còn thờ Đẩu Mẫu Nguyên Quân và Tả Phù , Hữu Bật. Căn cứ vào sách Đạo Tạng trong chương Nguyên Thần liệt kê 60 vị Thái Tuế, cùng với tả hữu tổng cộng thành một trăm tám mươi vị, do số 60 nhân 3 mà thành.
仙里五雷顯應壇-殷雷鎮宅– 中宮秘符)
TT |
NĂM |
THÁI TUẾ |
||
---|---|---|---|---|
Âm lịch |
Dương lịch |
Chữ Hán |
Âm đọc |
|
1 |
Giáp Tý |
1924 , 1984 |
甲子金辨 |
KIM BIỆN |
2 |
Ất Sửu |
1925 , 1985 |
乙丑陳才 |
TRẦN TÀI |
3 |
Bính Dần |
1926 , 1986 |
丙寅沈興 |
THẨM HƯNG |
4 |
Ðinh Mão |
1927 , 1987 |
丁卯耿章 |
CẢNH CHƯƠNG |
5 |
Mậu Thìn |
1928 , 1988 |
戊辰趙達 |
TRIỆU ĐẠT |
6 |
Kỷ Tỵ |
1929 , 1989 |
己巳郭燦 |
QUÁCH XÁN |
7 |
Canh Ngọ |
1930 , 1990 |
庚午王清 |
VƯƠNG THANH |
8 |
Tân Mùi |
1931 , 1991 |
辛未李素 |
LÝ TỐ |
9 |
Nhâm Thân |
1932 , 1992 |
壬申劉旺 |
LƯU VƯỢNG |
10 |
Quý Dậu |
1933 , 1993 |
癸酉康志 |
KHANG CHÍ |
11 |
Giáp Tuất |
1934 , 1994 |
甲戌訾廣 |
TƯ QUẢNG |
12 |
Ất Hợi |
1935 , 1995 |
乙亥吳保 |
NGÔ BẢO |
13 |
Bính Tý |
1936 , 1996 |
丙子郭嘉 |
QUÁCH GIA |
14 |
Ðinh Sửu |
1937 , 1997 |
丁丑汪文 |
UÔNG VĂN |
15 |
Mậu Dần |
1938 , 1998 |
戊寅曾光 |
TĂNG QUANG |
16 |
Kỷ Mão |
1939 , 1999 |
己卯龔仲 |
CỦNG TRỌNG |
17 |
Canh Thìn |
1940 , 2000 |
庚辰章德 |
CHƯƠNG ĐỨC |
18 |
Tân Tỵ |
1941 , 2001 |
辛己鄭祖 |
TRỊNH TỔ |
19 |
Nhâm Ngọ |
1942 , 2002 |
壬午陸明 |
LỤC MINH |
20 |
Quý Mùi |
1943 , 2003 |
癸未魏仁 |
NGUỴ NHÂN |
21 |
Giáp Thân |
1944 , 2004 |
甲申方傑 |
PHƯƠNG KIỆT |
22 |
Ất Dậu |
1945 , 2005 |
乙酉蔣嵩 |
TƯỞNG TUNG |
23 |
Bính Tuất |
1946 , 2006 |
丙戌白敏 |
BẠCH MẪN |
24 |
Ðinh Hợi |
1947 , 2007 |
丁亥封濟 |
PHONG TẾ |
25 |
Mậu Tý |
1948 , 2008 |
戊子鄭堂 |
TRỊNH ĐƯỜNG |
26 |
Kỷ Sửu |
1949 , 2009 |
己丑潘佑 |
PHAN HỮU |
27 |
Canh Dần |
1950 , 2010 |
庚寅鄔桓 |
Ổ HOÀN |
28 |
Tân Mão |
1951 , 2011 |
辛卯范寧 |
PHẠM NINH |
29 |
Nhâm Thìn |
1952 , 2012 |
壬辰彭泰 |
BÀNH THÁI |
30 |
Quý Tỵ |
1953 , 2013 |
癸巳徐斝 |
TỪ GIẢ |
31 |
Le Cong
Chia sẻ bài viết:
LÊ CÔNG
0919.168.366
Một số cách an sao vòng Trường Sinh trong tử vi
TÍNH CÁCH, MẪU NGƯỜI, TRONG LÁ SỐ TỬ VI
7 nguyên tắc cơ bản sau cần phải xem kỹ trước khi bình giải một lá số Tử Vi
THẾ NÀO LÀ TUẾ PHÁ & NGŨ HOÀNG ĐẠI SÁT
BÍ QUYẾT SONG SƠN NGŨ HÀNH VÀ THẬP NHỊ THẦN ĐẠI PHÁP (TIÊU SA NẠP THỦY THEO THỦY PHÁP TRƯỜNG SINH)
Ý nghĩa của việc thờ bàn thờ Ông Địa
“BẢN GỐC” CỦA THƯỚC LỖ-BAN DÀNH CHO CÁC BẠN THẬT SỰ HAM MÊ PHONG THỦY !!!
LÊ LƯƠNG CÔNG
Trụ sở: Số 12, Trực Cát , Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng
Tel: 0919.168.366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com
Copyright © 2019 https://leluongcong.com/