|
Dịch Kinh là một pho sách tối cổ của Trung Hoa đã được bốn vị đại thánh sau đây soạn thảo:
– Phục Hi (c.2852) (vẽ tiên thiên bát quái)
– Văn Vương (1231- 1135) (vẽ Hậu thiên bát quái, viết Thoán từ)
– Chu Công (c.1100) (viết Hào từ)
– Khổng Tử (551- 479) viết Thập dực. Thập dực gồm: Thoán (thượng, hạ truyện), Tượng (Thượng, hạ truyện), Hệ từ (Thượng, hạ truyện), Văn ngôn truyện, Thuyết quái truyện, Tự quái truyện, Tạp quái truyện)
Dịch, theo từ nguyên, trên có chữ Nhật (chỉ sự thường hằng) dưới có chữ Nguyệt (chỉ sự biến thiên). Ý muốn nói: Dịch bao quát cả hai phương diện «biến, hằng» của vũ trụ.
Vì thế, Dịch có ba nghĩa:
– Bất biến.
– Biến thiên.
– Dễ.(Dễ, vì nếu ta biết mọi khía- cạnh biến- hằng của hoàn- cảnh, sự- vật, thì sự đời cũng như công chuyện đối phó sẽ trở nên dễ dàng).
Dịch là một bộ sách triết học, dùng:
– Tượng (ký hiệu – Symboles)
– Từ (Lời lẽ – Paroles)
– Số (Nombres)
Để mô tả căn do cũng như sự sinh thành, sự biến hóa của vũ trụ, quần sinh, và mọi giai đoạn danh hư, tiêu trưởng của vạn hữu cốt là để theo dõi được mọi sự biến tiên va cũng là để đoán định cho ra điều hay, điều dở (cát, hung), do đó sinh ra (Chiêm = đoán)
Dịch coi:
– Thái cực là nguồn gốc sinh ra vạn tượng, vạn hữu, vũ trụ, quần sinh.
– Âm Dương là hai động lực vừa tương thừa (complémentaires) vừa tương khắc (opposées ou contraires) tác động lẫn trên nhau, mà sinh ra mọi biến hóa.
– Tứ tượng, ngũ hành là những trạng thái biến hóa chính của một nguyên khí. Nguyên thể khi trải qua các giai đọan, từ khinh thanh đến trọng trọc và ngược lại (du subtil au grossier et vice- versa), theo những chu kỳ cố định, diễn biến theo luật định: Sinh (naissance), trưởng (croissance), liễm (retrait), tàng (latence, mort).
– Bát quái tượng trưng cho vạn tượng, vạn hữu (êtres, phénomènes)
– Sáu mươi tư quẻ tượng trưng cho mọi hoàn cảnh (situations) mà vạn tượng, vạn hữu trrong khi gặp gỡ, giao dịch với nhau đã gây nên.
Cho nên khi khảo sát sáu mươi tư quẻ, tượng trưng cho muôn vạn hoàn cảnh trên đời, ta thấy Dịch kinh chủ trương như sau:
1/ Muốn hiểu rõ hoàn cảnh, cần phải biết rõ những yếu tố đã tạo nên hoàn cảnh ấy, cũng như những đặc tính củatừng yếu tố ấy (Thoán). Vì thế Thoán tuyện bao giờ cũng phân tách quẻ kép (hoàn cảnh) ra thành những quẻ đơn (yếu tố cấu tạo nên hoàn cảnh), và tìm hiểu những đặc tính riêng biệt của chúng (quái đức, quái tượng, quái thể), ngõ hầu nắm vững được toàn thể hoàn cảnh và đoán định đại khái được những sự dở hay do nó xuất sinh.
2/ Đứng trước mỗi hoàn cảnh, phải xét xem nó có dạy ta được bài học luận lý gì (Tượng).
3/ Tìm xem hoàn cảnh sẽ diễn biến ra sao (sáu hào), tùy theo:
– Thời gian (trước, giữa, sau).
– Không gian (dưới, giữa, trên).
– Nhân sự, sang hèn, hay dở, cô đơn, hay có người phũ ủng (ứng).
– Cách cư xử, đối đãi, tiến, thoái của từng nhân vật.
4/ Như vậy sẽ đóan ra được sự thành, bại của mỗi hoàn cảnh để chiêu lành (xu cát), lánh dữ (tị hung).
Những nhận định của Dịch, gần đây, khi đem phối kiểm với các khái niệm tối tân nhất của khoa học và triết học hiện đại, đã trở nên hết sức chính xác và cao siêu.
Leibniz (1646- 1716), người phát minh ra khoa toán pháp nhị nguyên (arithmétique binaire ou dyadique) đã khảo cứu kinh Dịch vào khoảng những năm từ 1698 đến 1701, đã phải bỡ ngỡ vì thấy các quẻ Dịch tiên thiên từ Khôn đến Kiền có thể mã lại đúng y thứ tự 64 số của Toán pháp nhị nguyên, từ 0 đến 63. Thí dụ:[2]
|
32 |
16 |
8 |
4 |
2 |
1 |
Khôn = 0 = |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
Bác = 1 = |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
Tỉ = 2 = |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
0 |
Quan = 3 = |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
1 |
Dự = 4 = |
0 |
0 |
0 |
1 |
0 |
0 |
Tấn = 5 = |
0 |
0 |
0 |
1 |
0 |
1 |
Tụy = 6 = |
0 |
0 |
0 |
1 |
1 |
0 |
Bĩ = 7 = |
0 |
0 |
0 |
1 |
1 |
1 |
Cấu = 31 = |
0 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
Phục = 32 = |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
Kiền = 63 = |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
– Dịch nói: Âm Dương tương thôi nhi sinh biến hóa, thì Engels và Marx nói: Mâu thuẫn sinh ra mọi biến hóa.
– Dịch nói: trong âm có dương, trong dương có âm thì các nhà khoa học ngày nay nói:
– Ánh sáng vừa là ba động (onde) vừa là quang tử (photons)
– Điện tử (électrons), nguyên tử (atomes), phân tử (molécule) vừa là ba động (onde), vừa là phân tử (particule).
– Dịch nói: Âm biến Dương, Dương biến Âm, thì Einstein đã đưa ra phương trình E = Mc2
– Trong đó E là năng lực.
M là trrọng lượng.
c là vận tốc của ánh sáng.
Einstein cũng còn cho rằng ánh sáng (Dương) có trọng lượng (âm).
– Dịch nói «Tam thiên, lưỡng địa» 參 天 兩地 tức là dương 3 âm 2.
Các nhà toán học ngày nay đã tìm ra chuỗi số Fibonacci (série récurrente de Fibonacci) :
0, 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144, v.v… và cho biết tỷ số giữa hai số liên tiếp của chuỗi số nói trên (série récurrente de Fibonacci) càng ngày càng tiến về con số vàng F.
1 # 1 # 2 # 3 # 5 # 8 # 13 # …. √ 5- 1 = F = 0,62
1 2 3 5 8 13 21 2
Hoa lá trong thiên nhiên thường theo luật định này, trong cách xếp lá, xếp cánh hoa.
Hơn nữa, năm 1957, Dương Chấn Ninh, giáo sư đại học Princeton từ 1949; Lý Chính Đạo, giáo sư đại học Columbia từ 1951, dựa vào tỷ lệ âm dương của Dịch kinh nói trên đã làm một cuộc thí nghiệm tại Trung tâm thí nghiệm nguyên tử (National Bureau of Standards) ở Columbia, Hoa kỳ, và đã trình bày với ủy ban quốc tế tặng giải Nobel rằng lúc hạt nguyên tử nổ thì có phóng xạ. Những ly tử âm và dương hợp nhau lại (âm với âm), (dương với dương) thành ra hai tia sáng: tia dương dài bằng 3 đơn vị, tia âm dài bằng 2 đơn vị. Như vậy các ông đã đem định luật Cơ ngẫu (Loi de non- parité) của Dịch kinh, thay thế cho định luật song tiến (Loi de parité) xưa của khoa học. Hai nhà bác học Trung Hoa này, nhờ đó, đã được giải thưởng Nobel về Lý học năm 1957.
– Dịch cho rằng vạn sự, vạn vật đều theo định luật doanh, hư, tụ, tán, thì ngày nay các nhà thiên văn học như Lemaître, Gamow, đã chủ trương rằng vũ trụ đã được phát xuất và triển dương từ một nguyên thể (atome primitif). Sự khuếch tán (expansion) của vũ trụ ngày nay cũng đã được các nhà thiên văn học chứng minh và chấp nhận.
Tiến sĩ R.C Tolman thuộc viện kỹ thuật California, cũng chủ trương rằng, nếu vũ trụ hiện nay trong thời kỳ tán, thì trong một tương lai xa xăm sẽ có thời kỳ tụ; và tán rrồi tụ, tụ rồi tán, cứ thế mãi mãi vô cùng tận. [3]
Dịch kinh cho rằng vũ trụ này là Nhất thể, Vạn thù. Vạn tượng thu rút lại chỉ còn Âm Dương và Thái Cực.
Ngày nay, khoa học cũng nhận thấy sau bức màn hiện tượng, biến hóa chỉ có:
– Âm điện tử (–) (electrons).
– Dương điện tử (+) (Protons).
– Trung hòa tử (Neutrons).
Nhưng thu rút lại thì chỉ còn có một nguyên khí.[4]
Dịch kinh như vậy đã dùng phương pháp «dĩ nhất quán vạn» 以一 串 萬 để suy khảo về vạn vật.
Gần đây, Einstein cũng đã cố gắng để xây dựng «Thuyết nhất quán» (Théorie du Camp unitaire: Unified Field Theory) và ông cho rằng Thuyết nhất quán, nếu chứng minh được hoàn toàn, sẽ là cái gì cao siêu nhất.[5]
Dịch đã chủ trương «Thuyết nhất quán» tự ngàn xưa. Như vậy Dịch không cao siêu nhất sao?
Như vậy những gì mà tiền nhân đã trực giác, thì ngày nay dần dần nhân loại đã chứng minh và đã áp dụng được. Ta có thể nói dịch kinh đã gặp gỡ khoa học và triết học hiện đại.
Phần dẫn nhập trên, tuy hơi dài dòng nhưng rất quan trọng. Nó cho ta thấy tại sao Dịch kinh lại có một địa vị rất quan trọng trong nền học thuật Trung Hoa, và đã được áp dụng vào mọi ngành học như thiên văn, địa lý, y, bốc v.v… Đây chúng ta chỉ khảo cứu ảnh hưởng của Dịch kinh đối với y học Trung Hoa.
DỊCH KINH VỚI Y HỌC
Y học Trung hoa là một khoa học đặc biệt. Thay vì đi theo con đường thực nghiệm như ngày nay, nó đã đi theo con đường suy lý.
a/ Con đường thực nghiệm là quan sát thực tại kỹ càng để tìm ra những luật định: rồi từ những luật định, suy ra những lý thuyết, những nguyên lý.
Áp dụng vào y học, phương pháp thực nghiệm sẽ chú trọng đến mổ, xẻ, quan sát tạng phủ; cân lường, phân tách các cơ quan; huyết dịch v.v… để tìm hiểu bệnh trạng và tìm cách chữa chạy.
Y học Trung hoa thường không theo phương pháp thực nghiệm này.
Thỉnh thoảng cũng có thấy mổ xác chết, nhưng đó không phải là vấn đề cần yếu.
Trong suốt mấy nghìn năm lịch sử y học Trung hoa, ta chỉ thấy: Vương Mãng (36 TCN – 23 CN) sai mổ xác tử tội để xem xét tạng phủ, huyết mạch.
Một lần mổ xác chết khác đã xảy ra vào năm 1106 mà sách Cổ kim y giám đã đề cập.[6]
Rồi mãi đến đời vua Nhân Tông nhà Thanh (1796- 1850) và vua Tuyên Tông (1820- 1851), mới lại có một lương y tên là Vương Thanh Nhiệm tự Huân Thần, người trực lệ chuyên chú về mổ xẻ xác chết để khảo cứu. Ông đã viết quyển Y lâm cải thác để cải chính các thuyết nói về lục phủ ngũ tạng.[7]
b/ Y học Trung hoa đã theo con đường suy lý, y như những ngưòi Hy Lạp xưa.
Phương pháp suy lý đi từ những nguyên lý đã được chấp nhận là đúng, để suy dần ra mọi hiệu quả, và áp dụng vào mọi trường hợp.
Đó là phương pháp của Dịch học và của toán học.[8]
Chính vì vậy mà cần phải biết Dịch để thấu hiểu về Đông y.
Các sách y học thường nói: «Học Dịch nhiên hậu khã dĩ ngôn y.» [9] 學 易 然後 可 以 言 醫.
Lãn Ông cho rằng phải học Dịch để biết thuốc. Nhưng không cần học Quái, Tượng, Hào, Từ, mà chỉ cần học lẽ Âm Dương biến hóa, Ngũ hành sinh khắc.[10]
1/ Nhân thân tiểu thiên địa.
Trước tiên dựa vào Dịch, Đông y quan niệm rằng: Nhân thân tức là tiểu thiên địa. Ta có:
Đại vũ trụ |
Tiểu vũ trụ |
TrờiĐấtNgũ hànhTứ tượng24 tiết khí12 tháng360 ngày9 cửa trờiSông ngòi. |
Đầu (tròn)Chân (vuông)Ngũ tạngTứ chi24 xương sống12 đốt khí quản360 xươngCửu khiếuHuyết mạch[11] |
2/ Ngũ vận, Lục khí ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Chủ trương của Dịch là chủ trương Tam tài: Thiên, địa, nhân. Ap dụng nguyên tắc chính yếu ấy của Dịch, y học cho rằng con người không thể nào tách rời được khỏi ảnh hưởng của trời đất cho nên mọi sự biến hóa của khí tiết trong triền năm hoặc mọi sự biến hóa của thời khí theo vận niên, đều ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe con người.
Do đó mà Y học Trung hoa có một khoa riêng, đó là khoa Ngũ vận, Lục khí.
Nội kinh đề cập đến Ngũ vận Lục khí đầu tiên. Đến đời vua Đường Túc Tông (756- 763), Vương Băng, hiệu Khải huyền tử, đã giảng minh thuyết này rất kỹ, trong quyển Huyền châu mật ngữ.
Khuôn khổ bài này không cho phép bàn về Ngũ vận, Lục khí.
Chỉ cần nhắc lại rằng: sau khi đã cân nhắc sự sinh khắc giữa:
– Chủ vận, khách vận.
– Chủ khí, khách khí.
– Khách vận, khách khí.
Người ta có thể đoán trước một năm lành dữ ra sao, bệnh tật nhiều hay ít dễ chữa hay khó chữav.v…[12]
3/ Quan niệm Thái cực áp dụng vào y học.
Khảo Đông y ta thấy tiền nhân ít khi bàn đến Thái cực trong y học.
Chu Hi, một thạc nho thời Tống, cho rằng: Người người đều có Thái cực.
Nhưng y gia lại sẻn lời về vấn đề này.
Có lẽ các ngài cho Tâm là Thái cực (khi thì hiểu là tâm hồn, khi thì hiểu là quả tim).[13]
Đường Tông Hải (c.1875) đời Thanh, cho rằng bào thai một tháng nơi con người là Thái cực.[14]
Triệu Dưỡng Quì (c.1680?), Phùng Thị (c.1702), Lãn Ông (1724- 1791) cho rằng:
Hệ thống thận (gồm thận và Mệnh môn) là Thái cực, vì thế có trước các tạng phủ.[15]
Phùng Thị nói: Ở nơi con người hai quả thận hợp thành Thái cực.[16]
Phùng Thị và Lãn Ông vì vậy đã coi Mệnh môn là căn bản con người trong khi trị liệu.
Gặp bệnh gì dai dẳng khó chữa, là quay về chữa căn bản; chữa Mệnh môn chân thủy chân hỏa, áp dụng câu Nội kinh, «trị bệnh tất cầu kỳ bản».
Riêng tôi tuy vẫn nghĩ rằng Thái cực là toàn thể con người khi mới phôi thai, nhưng từ 1960, đối chiếu đồ bản dịch Tiên Thiên với các hình thể họcc về đầu não con người, tôi nhận định thêm rằng:
Ở vòng dịch, Thái cực ở trung điểm. Ở nơi con người Thái cực ở trung tâm não bộ, hay não thất ba (3ème ventricule), mà đạo Lão gọi là Nê Hoàn Cung, mà đạo Phật gọi là Liên hoa tâm, mà ta có thể gọi là Trung điểm qui nguyên, phản bản (Foyer centrencéphalique de réintégration), theo từ ngữ của một nhóm sinh lý học gia ở Paris.[17]
Tôi đã khảo cứu kỹ càng về vấn đề này và đã đối chiếu các quan niệm đạo giáo, y học, khoa học và triết học để chứng minh quan niệm này trong quyển Trung Dung tân khảo của tôi (sắp xuất bản một ngày gần đây).
Hiểu vấn đề này sẽ giúp cho ta hiểu thêm về con người, về các đạo giáo, về cách tu luyện của các đạo gia v.v…
4/ Quan niệm âm dương của dịch học áp dụng vào y học [18]
Tố Vấn cho rằng: «Trong con người thì ngoài là dương trong là âm, bụng là âm, lưng là dương, tạng là âm, phủ là dương. Cho nên ngũ tạng: Tâm, can, tùy, phế, thận đều thuộc âm. Lục phủ: đởm, vị, đại tràng, tiểu tràng, bàng quang, tam tiêu đều thuộc dương.» [19]
Đối với y học Trung hoa thì Dương chủ khí, Âm chủ huyết.
Các mạch nơi cổ tay phải đều thuộc dương:
– Mạch thốn: Phổi (Kim)
– Mạch quan: Tì (Thổ).
– Mạch xích: Thận hỏa (Hỏa).
Các mạch nơi cổ tay trái đều thuộc âm:
– Mạch Thốn: Tim (Hỏa).
– Mạch quan: gan (Mộc).
– Mạch xích: Thận Thủy (Thủy).
– Người cũng chia thành ba hạng:
Dương tạng
Âm tạng.
Bình tạng.
Dương tạng là những người có khí lực mạnh mẽ, da nóng, mặt mũi hớn hở, tóc đen, rậm và tốt, tiếng nói to, hơi thở mạnh, ăn uống dễ tiêu, tính tình nóng nảy, sống lâu.[20]
Âm tạng là những người sợ lạnh, da mát và ướt, mặt mũi hơi xanh, tó mềm, lông thưa, người mau mệt, tiếng nói yếu ớt, hay đầy hơi, hay bị tiêu chảy, lộ hầu, thịt mềm nhẽo, tính tình trầm tĩnh v.v…
Bình tạng là những người cả hai khí huyết đều mạnh ngang nhau.[21]
– Về phương diện bện học (pathologie), người Trung hoa phân biệt Dương bệnh và Âm bệnh.
Dương bệnh là những bệnh ngoại cảm. Âm bệnh là những bệnh nội thương.
Dương bệnh cũng còn được gọi là Thực chứng. Âm bệnh cũng còn được gọi là Hư chứng.
Dương bệnh cũng có thể là những bệnh sinh ra vì huyết dịch hư hao hay thận thủy suy.
Khi con bệnh đã suy kiệt Dương khí, thời y học gọi là Dương thoát. Dương thoát có những triệu chứng như sau:
– Mạch hầu như đã tuyệt.
– Tứ chi giá lạnh.
– Trán vã mồ hôi.
– Thở hắt ra.
– Khó thở.
– Nấc.
– Hôn mê.
– Lưỡi co. v.v…
Khi con bệnh mà âm suy kiệt, huyết dịch suy kiệt, thời y học gọi là âm hư. Âm hư có những triệu chứng như sau:
– Mạch vi, mạch khẩn.
– Nhiệt độ cao.
– Mặt đỏ.
Chia sẻ bài viết:
LÊ CÔNG
0919.168.366
PHÚC THÀNH
0369.168.366
Một số cách an sao vòng Trường Sinh trong tử vi
TÍNH CÁCH, MẪU NGƯỜI, TRONG LÁ SỐ TỬ VI
7 nguyên tắc cơ bản sau cần phải xem kỹ trước khi bình giải một lá số Tử Vi
THẾ NÀO LÀ TUẾ PHÁ & NGŨ HOÀNG ĐẠI SÁT
BÍ QUYẾT SONG SƠN NGŨ HÀNH VÀ THẬP NHỊ THẦN ĐẠI PHÁP (TIÊU SA NẠP THỦY THEO THỦY PHÁP TRƯỜNG SINH)
Ý nghĩa của việc thờ bàn thờ Ông Địa
“BẢN GỐC” CỦA THƯỚC LỖ-BAN DÀNH CHO CÁC BẠN THẬT SỰ HAM MÊ PHONG THỦY !!!
LÊ LƯƠNG CÔNG
Trụ sở: Số 12, Trực Cát , Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng
Tel: 0919.168.366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com
Copyright © 2019 https://leluongcong.com/