Kinh Dịch
19/05/2023 - 5:25 PMLê Công 328 Lượt xem

Kinh dịch là gì ? vài nét về kinh dịch

Kinh dịch là tập đại thành của văn hóa Âm Dương Trung Hoa thời thượng cổ, Kinh dịch đem cát hung của hết thảy các hiện tượng tự nhiên và nhân sự quy vào hệ thống 64 quẻ do hai Hào Âm Dương hợp thành. Bởi thế, người tự học Kinh dịch, chỉ khi hiểu cái lý của Âm Dương, mới nắm vững được cơ sở tư tưởng của Kinh Dịch, thì mới phân tích được mô hình dự báo của Kinh dịch.

Kinh dịch là gì ? vài nét về kinh dịch

Kinh Dịch cho ta bài học về tự cường bất tức, kiên nhẫn, luôn lo việc tu thân, luyện tài đức, mỗi ngày tiến một chút, để gặp thời thì giúp nước, không bao giờ từ bỏ trách nhiệm, không cầu danh lợi.

1. Ý nghĩa của tên sách Kinh Dịch

Kinh Dịch xưa nay được gọi là “thiên cổ kì thư”. Kinh Dịch thật lạ lùng, ai cũng ngưỡng mộ nó, đề cao nó, háo hức tìm đến nó, rồi đọc ngấu nghiến. Rơi vào một rừng chữ nghĩa “mông lung, xa lạ”, luôn nêu quyết tâm không chịu bó tay, để tỏ rõ không chịu thua kém mọi người, nhưng rồi vẫn thấy thật là khó nhằn. Không ít bậc “thức giả” là những nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ… có đôi chút tiếng tăm đã phải đầu hàng trước nó, và đành phải thú thật, nhiều người đã dám không sợ bị động chạm đến uy danh hiểu biết của mình, mà rằng: Thử đọc rồi mà chẳng hiểu gì cả!

Nhiều người tỏ ra rất hào hứng với Kinh Dịch, đã phải bỏ rất nhiều thời gian mà rút cuộc lại chẳng thu được gì. Nguyên nhân là do chưa được cung cấp phương pháp đọc Kinh Dịch cho đúng cách. Kinh Dịch bày ra trước thế giới giống như một kho báu chưa được mở. Hơn 800 năm trước, Chu Tử (Chu Hi) từng đứng trước vấn đề tương tự, cách giải quyết do ông đề xuất là đọc Kinh Dịch theo phương pháp bói toán. Ông ta đã dùng phương pháp này, quả nhiên là có được nhiều thứ từ Kinh Dịch. Theo Chu Tử lí giải, thuật thông giữa trời với người do Kinh Dịch đưa ra chính là bói toán.

Nghe nói Khổng Tử cũng tin vào bói toán, và từng đích thân hành nghề. Trong cuốn Bạch thư khai quật được ở Mã Vương Đôi từ những năm 70 thế kỉ trước, có thiên “Yếu” ghi lại câu chuyện Khổng Tử xem bói.

Bói Kinh Dịch, với tư cách là thuật thông trời người, có mối liên quan chặt chẽ với mệnh đề quan trọng nhất trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc là mối quan hệ trời người ở trình độ rất cao, tương tự với loại bói toán bất hợp pháp gieo quẻ đoán số song không hề giống về thực chất tư tưởng Người Việt mình luôn quen với tên sách là Kinh Dịch, nhưng nhiều khi lại bắt gặp cả tên là Chu Dịch nữa.

Trung Quốc gọi sách Kinh Dịch là Dịch Kinh. Theo phân tích của họ, Dịch Kinh còn gọi là Chu Dịch hoặc Dịch. Dịch thực ra bao gồm Tam Dịch là Liên sơn, Qui tàng và Chu Dịch thời cổ, nhưng Liên sơn và Qui tàng đã thất truyền từ lâu. Chu Dịch vốn đích thực là một bộ sách bói dùng để xem quẻ. Đây chính là nguyên nhân Chu Dịch bị coi là ngụy khoa học. Chu Dịch tin có sự tồn tại của Trời; kết quả suy diễn của Chu Dịch là không xác định (chắc chắn), còn sự suy diễn của khoa học, thì dù có tính toán bao nhiêu lần đi nữa, kết quả là xác định (chắc chắn). Nói sách Chu Dịch bói toán là ngụy khoa học là có lí do, vấn đề nằm ở chỗ trong đó có bao hàm những nội dung tích cực hay không. Theo sách “Chu Lễ” của Trung Quốc ghi lại, cả ba đời Hạ, Thương, Chu đều có sách Dịch, song lưu truyền lại đến ngày nay chỉ có Kinh Dịch của đời Chu, vì thế mà gọi là Chu Dịch, nghĩa là sách Dịch đời nhà Chu. Chu Dịch về sau được Nho gia tôn lên thành kinh điển, nên gọi là Dịch Kinh, nghĩa là sách kinh điển Dịch, đồng thời đội cho nó chiếc vương miện “quần kinh chi thủ”. Nói đến Chu Dịch, nhiều người gọi đó là “quần kinh chi thủ”, là kinh của các kinh, là triết học của các triết học. Thực ra đây chỉ là một lập luận tương đối, có nghĩa là trong số các sách kinh điển, dường như Dịch Kinh bao gồm tất cả, Dịch Kinh chính là sự kết tinh của trí tuệ.

Vậy tại sao người Việt mình không để nguyên tên Dịch Kinh mà lại gọi là Kinh Dịch?

Các học giả Việt Nam đã coi nó là một trong ba bộ kinh cổ nhất của Trung Hoa, sau Kinh Thi và Kinh Thư, nên đã gọi luôn là Kinh Dịch. Như vậy, Kinh Dịch theo cách gọi của Việt Nam xem ra lại có khác đôi phần về ý nghĩa so với Dịch Kinh theo cách gọi của Trung Quốc – sách kinh điển Dịch.

Từ đọc hiểu được Kinh Dịch đến nhà Dịch học là cả một khoảng cách xa vời. Nguyễn Hiến Lê nói: Ở Việt Nam chưa có nhà Dịch học.

2. Kinh Dịch là bộ sách thế nào?

Bộ thiên cổ kì thư Kinh Dịch ngưng tụ trí tuệ cổ xưa của các bận tiên hiền từng được hiểu lầm là một cuốn sách bói. Thực ra, bói chỉ là một dụng đồ nhỏ nhất của nó. Vậy rút cuộc, Kinh Dịch là bộ sách thế nào? Kinh Dịch thần bí là bộ sách vừa cổ xưa vừa tân kì, vừa xa lạ, vừa thâm sâu khó đoán, lại vừa dung dị giản đơn, là bộ pháp điển giải mã được bí ẩn của vũ trụ nhân sinh. Từ xưa đến nay, loài người luôn gắng sức khám phá những bí ẩn của vũ trụ nhân sinh, song cho đến tận thời nay, khi khoa học kĩ thuật đã phát triển cao độ, vẫn chưa thể giải mã được vũ trụ, lẽ nào tổ tiên của chúng ta đã làm được điều đó từ mấy ngàn năm trước?

Bấy nay, Kinh Dịch luôn được coi là một bộ kì thư trong lịch sử văn hóa Trung Quốc, đầy màu sắc thần bí. Sự đánh giá của các học giả qua các đời về nó có sự khác biệt rất lớn.

Kinh Dịch được coi là bộ sách nêu ra qui luật biến đổi phát triển của muôn sự muôn vật. Nho gia xếp nó là đứng đầu “Ngũ kinh” (“Dịch”, “Thư”, “Thi”, “Lễ”, “Xuân Thu”), Đạo gia thì coi nó là một trong “Tam huyền” (“Lão Tử”, “Trang Tử”, “Kinh Dịch”).

Bất luận là nghiên cứu thiên văn, địa lí, triết học, chính trị, binh pháp, đạo đức, hay y học, văn học, võ thuật, khí công, người ta đều truy ngược về Kinh Dịch, thậm chí có người còn cho Bát quái trong Kinh Dịch là ông tổ của văn tự. Đương nhiên, cũng có học giả cho Kinh Dịch là sách nói về bói toán mê tín thời phong kiến, là ngụy khoa học.

Tùy từng góc độ đánh giá mà tiêu chuẩn cũng khác nhau, kết luận dĩ nhiên cũng không giống nhau. Những người phê phán hay phê phán về tính chất bói toán của nó, còn những người khẳng định thì lại hay khẳng định nội dung triết học của nó. Dường như tất cả đều có lí, song lại đều mang tính phiến diện và thiên vị ở các mức độ khác nhau.

 Lê Công 


Tin liên quan

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Hỗ trợ trực tuyến

Lê Công

0369.168.366

Nhà đất bán theo tỉnh thành
Nhà đất cho thuê theo tỉnh thành
Kinh Dịch
Tử vi
Huyền không Phi Tinh
Văn Hóa_Tín Ngưỡng
Thước lỗ Ban
Xen ngày tốt
Kinh Dịch
TIN NỔI BẬT

LÊ LƯƠNG CÔNG

Trụ sở: Số 31 - Mương An Kim Hải - Kenh Dương, Le Chan, Hai Phong

Tel: 0369168366 - Hotline: 0919.168.366 - Email: nhadatcongminh@gmail.com

Copyright © 2019 https://leluongcong.com/